Bí quyết chiếu sáng cầu thang bằng đèn trang trí đẹp ngỡ ngàng

mau-den-trang-tri-dep-cau-thang

Nguyên tắc thiết kế cầu thang

Cầu thang là nơi dẫn khí từ tầng này nên tầng kia nên phải được thiết kế rộng rãi, sáng sủa. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang có kích thước chuẩn thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m (đối với nhà lô phố) và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà ở cao cấp, biệt thự…

den-trang-tri-dep-cho-cau-thang

Độ cao mỗi bậc khoảng 150mm và chiều rộng bậc thang khoảng 300mm (Đây là quy chuẩn lý tưởng); tức là bề rộng mặt bậc thang gấp đôi độ cao mỗi bậc theo công thức b+2h= 600mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích hẹp thì cầu thang có thể lên tới 170mm hoặc lớn hơn (nhưng vẫn đảm bảo theo công thức trên).

den-trang-tri-dep-danh-cho-cau-thang

Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 900mm.

Chiếu nghỉ, đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

den-trang-tri-dep-cau-thang

Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng cũng như toàn bộ cầu thang. Khi thiết kế cầu thang, vấn đề này luôn được gia chủ cũng như kiến trúc sư rất lưu tâm. Tuỳ theo diện tích không gian từng nhà mà số lượng bậc thang nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bậc cuối cùng phải là bậc lẻ, rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh, lão, bệnh, tử”. Như vậy, tổng số bậc thang phải chia hết cho 4 và dư 1 hoặc 3. Điều này không những đảm bảo về sự thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại mà còn mang lại cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.

mau-den-trang-tri-cau-thang

Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Đèn trang trí đẹp tô điểm cầu thang cho nhà thêm xinh

Một cách tiếp cận hiện đại đối với một thiết kế cổ điển. Bậc thang treo được “bảo hiểm” bằng cách gắn cố định với các bức tường và chèn đèn trang trí đẹp backlight – đèn chiếu sáng mặt sau – ở giữa mỗi bậc thang, trở thành chi tiết chủ đạo. Việc lựa chọn vật liệu trong trường hợp này cũng rất thú vị, kết hợp giữa đá cẩm thạch và kim loại.

mau-den-trang-tri-dep-cho-cau-thang

Đèn backlight cũng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, cầu thang bê-tông này chỉ được chiếu sáng một bên và bóng đậm của màu vàng pha chút sắc thái màu cam “ăn nhập” hoàn hảo với bảng màu xám.

mau-den-trang-tri-dep-danh-cho-cau-thang

den-trang-tri-cau-thang

Nhìn vào bức hình này có thể khiến bạn nghĩ rằng dải ánh sáng mỏng trên tường, tiếp giáp với cầu thang chỉ là sự phản chiếu ánh sáng thông qua bức tường kính. Thực tế, nó là một tính năng nhân tạo, được thiết kế để làm đẹp thêm cho thiết kế hình khối tối giản của cầu thang.

mau-den-trang-tri-dep-cau-thang

Ánh sáng trang trí hoàn toàn có thể áp dụng khi thiết kế lan can của cầu thang. Ở đây, bạn có thể nhìn thấy nó chiếu sáng cho tường và các bậc thang như thế nào, cung cấp ánh sáng ấm áp và dễ chịu cho mắt nhìn. Một chi tiết bổ sung tuyệt vời cho chiếc cầu thang gỗ này.

anh-sang-den-trang-tri-cau-thang

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ yêu thích cách mà dải ánh sáng mỏng phản chiếu trên tường hai bên cầu thang, tạo nên ảo ảnh huyền diệu. Một thiết kế thú vị phù hợp với mẫu cầu thang bị bao bọc bởi những bức tường gạch vững chắc và thiếu ánh sáng tự nhiên.

anh-sang-den-trang-tri-cau-thang-dep

Cầu thang xoắn ốc cung cấp vô số cơ hội để bạn làm cho thiết kế ban đầu thêm phần ngoạn mục. Nhấn mạnh sự thanh lịch của kiểu dáng với hệ thống đèn chiếu sáng chạy dọc tường hai bên. Đèn trang trí uốn lượn theo đường cong tuyệt vời của cầu thang và duy trì vẻ đơn giản cho thiết kế.

den-trang-tri-cau-thang-an-tuong

Tất nhiên, bạn luôn có thể tạo ra sự ấn tượng theo cách cũ, đó là sử dụng một chiếc đèn chùm hoành tráng, quyến rũ. Trong trường hợp ngôi nhà bạn sở hữu một chiếc cầu thang đôi, đây chắc chắn là lựa chọn tốt nhất. Hãy lấp đầy khoảng trống ở giữa bằng cách treo một chiếc đèn chùm với ánh sáng dịu nhẹ, có sức lan tỏa và đem đến cảm giác lôi cuốn cho không gian sống.

den-trang-tri-cau-thang-cho-khong-gian-song

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng loại đèn ốp tường nếu ưa chuộng ánh sáng ấm áp, có khả năng khuếch tán tốt. Đèn ốp tường là lựa chọn số 1 cho những chiếc cầu thang được chiếu sáng nhờ cửa sổ hoặc cửa sổ trần và chỉ trở thành tâm điểm vào ban đêm.

Để ánh sáng hắt lên từ dưới gầm cầu thang sẽ cho một hiệu ứng độc đáo, lãng mạn hơn. Trong trường hợp này, ánh sáng cầu thang đặc biệt hấp dẫn nhờ bức tường  kính. Nó thực sự là một cách khéo léo để làm căn phòng bừng sáng mà không cần đến các giải pháp cổ điển khác.

 

Trân trọng giới thiệu:

Xưởng lan can cầu thang các loại: Thôn Ngọc Trục, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Anh Quân 097.398.8987. “hàng gỗ chuẩn.” Bảo là bạn bè em Chiến  ở Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội để được hỗ trợ nhiệt tình hơn.

%d bloggers like this: