Trang trí ban công với rực rỡ sắc hoa dạ yến thảo

Không biết các bạn có mê hoa dạ yến thảo như mình không nhỉ?

Lần đầu tiên đi qua một khu biệt thự nhìn thấy ban công nhà người ta mà mình đã yêu luôn Dạ Yến thảo rùi. Liều mình bấm chuông hỏi xem đó là hoa gì, may mà chị chủ nhà rất yêu hoa nên thấy mình hỏi chị ấy vui lắm, thế là hỏi luôn cả chỗ mua hoa. Nhưng mà tìm đến chỗ mua hoa thì mới biết được rằng mình không đủ tiền để chu cấp cho em nó, hix hix.Rùi về đi chợ Bưởi, chợ Hà Đông tìm mua, cũng có nhiều Dạ yến thảo họ trồng sẵn rất đẹp nhưng không hiểu sau cứ được mấy ngày rùi héo rũ. Thế là mình lang thang hết diễn đàn này đến diễn đàn khác hỏi thăm. Hi hi. Thấy nhiều người cũng kết e ý giống mình. Rùi cũng tập tành gieo hạt và mong chờ. Mình gieo hạt thì nó lên mầm nhiều lắm, gần như là lên hết nhưng lúc cây con thì lần lượt chết hết, cuối cùng chỉ còn 2 cây ra hoa đẹp lắm. Lại càng quyết tâm hơn.

Hum nay mình lại gieo Dạ yến thảo, lần này có kinh nghiệm, chắc chắn Khai giảng năm học mới trường của bố sẽ rực rỡ dạ yến thảo. Mọi người hay trồng dạ yến thảo vào tháng 9 tháng 10 nhưng thực ra dạ yến thảo chỉ sợ trời mưa úng thui chứ nó chịu nóng tốt lắm. Quan trọng là đất trồng phải thoát nước tốt. Nhân đây mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc dạ yến thảo mà mình học lỏm được từ mấy topic trồng hoa nhé.

Cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo

  1. Gieo hạt:

– Tốt nhất nên gieo hạt bằng khay gieo hạt. Nhưng mình có cách khác nữa đó là gieo vào cốc nhựa bé dùng 1 lần. đục nhiều lỗ nhỏ ở đáy cốc. Mình tạm gọi là cốc gieo hạt.Khi chuyển hoa vào chậu trồng chỉ cần lấy dao rạch cốc ra, rễ cây sẽ không bị đứt.

– Đất gieo hạt phải là đất tơi xốp. Mình hay gieo bằng cát đen sạch. Lấy cát đen về vo sạch như vo gại rùi đổ vào cốc gieo. Đổ cát vào 2/3 cốc gieo. Khi gieo không cần phủ hạt

– Tưới nước rất cần thiết vì hạt cần độ ẩm để nảy mầm. Bạn nên dùng bình xịt để ở chế độ phun sương không sẽ bị vùi mất hạt ( Hạt dạ yến thảo bé tí tẹo mà)

– Ánh sáng và nhiệt độ: Bạn nên để hạt hoa ở nơi bóng râm, thoáng mát và cẩn thận kiến hay côn trùng tha mất hạt nhé.

  1. Giai đoạn cây non:

Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất vì cây con của Dạ yến thảo rất đỏng đảnh.

– Khi cây nảy mầm bạn cần quan tâm hơn tới độ ẩm vì nếu cây bị úng nước sẽ chết nhanh hơn cả bị thiếu nước. Việc tưới nước cho cây lúc này khó khăn vì đọng nước trên lá dễ làm lá bị thối. Mình hay dùng thìa tưới nước xung quanh vì dùng phum sương cũng có thể làm gãy mầm ( Hix, còn hơn cả chăm em bé).

– Hoặc b có thể để cốc gieo hạt vào một cái khay dấp dấp nước, cát sẽ hút nước lên trên khi thiếu nước.

– Bạn vẫn để cây trong bóng râm nhé

– Khi cây được khoảng 4 lá thì tưới NPK 30-10-10 nhé, pha thật loãng và tưới tuần 1 lần.

– Khi cây con được 10cm bạn có thể chuyển sang chậu lớn hơn.

  1. Giai đoạn cây lớn:

– Đất trồng chậu phải là đất có thoát nước tốt. Bạn có thể tham khảo cách trộn đất như sau:

+ 1 phần đất tơi xốp ( là chỗ bám của rễ cây)

+ 1/2 phân chuồng mục ( cung cấp chất dinh dưỡng)

+ 1 phần than củi đập nhỏ ( khoảng 3mm) ( Làm cho tháng đất, thoát nước tốt)

+ 1 Phần trấu. ( Vừa thoáng đất, vừa giữ nước)

+ 1/3 Đá mài garito (Thoát nước)

– Tưới đẫm nước cho tới khi thấy nước chảy ra ở lỗ thoát nước. Nên tưới ngày 2 lần

– Tiếp tục bốn phân NPK pha loãng loại phân bón lá

– Khi cây cao 20 cm thì ngắt đọn cây sẽ ra nhiều nhánh chùm kín chậu.

  1. Giai đoạn cây ra hoa:

– Chú ý quan sát bệnh của cây.

– Nên ngắt các hoa héo, lá vàng…

– Để hoa có thể chơi lâu hơn ngắt các nhánh già để cây đẻ thêm nhánh mới

– Để cây nơi có nhiều ánh sáng sẽ ra nhiều hoa hơn

Trên đây là một chút ít kinh nghiệm của mình. Có vẻ khá vất vả để có một chậu Dạ yến thảo đẹp phải không ạ. Nhưng các bạn cứ thử đi, sẽ thấy niềm vui trong sự vất vả đó.

Chúc các bạn có được những chậu Dạ Yến thảo ưng ý nhất

%d bloggers like this: