Yếu tố ánh sáng trong việc bài trí chậu hoa trang trí theo phong thủy

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-phong-tam

Thông gió và chiếu sáng là hai yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nhà ở bao gồm cả thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Ngoài tác dụng chiếu sáng đáp ứng nhu cầu sử dụng, ánh sáng còn đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí nội thất như chậu hoa trang trí để làm tăng tính thẩm mỹ của công trình.

1. Ánh sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất

chau-hoa-trang-tri-voi-anh-sang-tu-nhien

Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng phát ra từ những thực thể trong tự nhiên như mặt trời, mặt trăng … Nguồn ánh sáng này được sử dụng trong thiết kế nhà ở thông qua hệ thống cửa, giếng trời… mặc dù không thể điều chỉnh được ánh sáng này nhưng chúng ta có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để điều chỉnh cường độ tính chất của ánh sáng.

Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm những cái đẹp của nội thất, nó tạo nên những vùng sáng tối đối lập và thể hiện được cái hồn của đối tượng nhờ việc vận dụng bóng đổ của ánh sáng.

Để có được một ngôi nhà với tất cả các phòng có ánh sáng hợp lý đòi hỏi ngay từ khi thiết kế nhà phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố tự nhiên như hướng đất, hướng gió, hướng ánh sáng để bố trị hợp lý về thông thủy và mọi không gian trong nhà đều có được sự thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên một cách hài hòa, khoa học nhất.

Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên trong trang trí nội thất sẽ làm cho căn phòng trở nên thoáng hơn, rộng hơn và làm nổi bật những vật thể trong phòng. Người ta có thể sử dụng bóng đổ của các chi tiết như cột, đà, tường… để tạo ra các khoảng sáng tối. Cũng có thể sử dụng ánh sáng phản chiếu từ các bức tranh kính để có được ánh sáng nhiều màu sắc.

2. Ánh sáng nhân tạo trong thiết kế nội thất

chau-hoa-trang-tri-voi-anh-sang-nhan-tao

Ánh sáng nhân tạo là  nguồn sáng do con người tạo ra thông qua các công cụ phát sáng như nến, đuốc, đèn điện… Với loại ánh sáng này chúng ta có thể chủ động điều chỉnh bằng cách bố trí các loại đèn khác nhau ở bất kỳ vị trí nào mà chúng ta mong muốn.

Theo hình thức chiếu sáng có thể chia nguồn sáng nhân tạo thành hình thức chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp.

Chiếu sáng trực tiếp là nguồn sáng được phát ra từ các loại đèn trần và đèn tường, ánh sáng được truyền đi từ nguồn phát sáng đến thẳng vật thể cần chiếu sáng. Nguồn sáng này có cường độ mạnh nên hiệu quả chiếu sáng cao nhưng lại gây ra cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.Chiếu sáng gián tiếp là loại ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như rèm, tường… Loại ánh sáng này được phản chiếu qua một hay nhiều bề mặt nên cường độ chiếu sáng yếu, dịu nhẹ.

Khi thiết kế và trang trí nội thất, người ta thường sử dụng kết hợp cả ánh sáng trực tiếp và ánh sáng khuếch tán. Với các căn phòng có diện tích lớn có thể sử dụng nhiều đèn hắt từ trên trần xuống hoặc sử dụng một đèn trùm ở trung tâm kết hợp với các bóng nhỏ ở các góc nhà. Với các phòng nhỏ nên sử dụng đèn neon để giảm nhiệt cho căn phòng.

Tuỳ theo công năng của từng căn phòng mà nên sử dụng những loại đèn cho phù hợp. Phòng khách có thể sử dụng cường độ ánh sáng mạnh hơn, nhiều bóng hơn các phòng khác. Phòng ngủ nên sử dụng những ánh sáng dịu, những điểm nhấn nhẹ nhàng với những bóng đèn ngủ, đèn bàn tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái. Phòng ăn thường sử dụng ánh sáng nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều bóng đèn trong một căn phòng sẽ làm không gian kiến trúc thêm rối rắm và làm tăng nhiệt độ trong phòng, tạo cảm giác bất an không thoải mái. Ngược lại nếu bố trí quá ít bóng đèn sẽ làm cho căn phòng trở nên đơn điệu, nhàm chán.

Song song với việc thiết kế ánh sáng là việc kết hợp đặt các chậu hoa trang trí sao cho đủ sáng và hợp phong thủy, tùy theo điều kiện ánh sáng trong nhà bạn mà có cách đặt phù hợp, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số vị trí đặt cây  cảnh theo phong thủy cho bạn tham khảo:

 1.Cửa chính:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-cua-chinh

Cửa chính của ngôi nhà là bộ mặt thể hiện phong cách, cá tính của gia chủ, đồng thòi đây cũng là nơi đón những dòng năng lượng chính của ngôi nhà. Vì thế, lựa chọn cây cảnh để bài trí ở công chính cần có cân nhắc và tìm hiểu cẩn thận, tránh tạo điều kiện đưa những dòng năng lượng xấu vào không gia trong nhà.

Nếu cửa làm bằng gỗ, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân cột lớn, thẳng hình trụ đặt ở hai bên để tạo nên sự cân bằng và tăng cường yếu tố Mộc, bởi Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, sự tăng trưởng phát triển .Năng lượng của Mộc có tính sinh sôi này nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo, vì vậy sẽ làm sống động và tạo sự thu hút cho ngôi nhà.

Nếu cửa làm bằng kim loại, gia chủ nên chọn những loại cây cảnh thân mềm dẻo, lá nhỏ và xum xuê tượng trưng cho hành Thủy, bơi khi cửa làm bằng kim loại thỉ yếu tố Kim sẽ lấn át, mà hành Kim thì tượng trưng cho mùa Thu và sức mạnh. Tuy nhiên, nếu Kim quá nhiều thì có thể là sụ hủy hoại, hiểm họa và phiền muộn. Vì vậy cần bổ xung hành Thủy để tạo nên sự cân bằng và điều hòa để đón nhận những dòng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

2. Phòng khách:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-phong-khach

Phòng khách là nơi thể hiện gần như toàn bộ diện mạo và thẩm mỹ của ngôi nhà và phong cách, lối sống của gia chủ. Vì vậy, với mội ngôi nhà thì việc trang trí phòng khách là việc cần thiết và quan trọng.

Vấn đề là bài trí thế nào thì được coi là đẹp và hợp lý. Đẹp ở đây chính là sự hài hòa về màu sắc, hài hòa về bố cục và đáp ứng được thẩm mỹ cá nhân của gia chủ. Còn hợp lý nghĩ là việc bài trí phải phát huy được hiệu quả nhất tác dụng của hoa cây cảnh và thỏa mãn một số yêu cầu về phong thủy cây cảnh cho nhà ở.

3. Phòng ăn:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-phong-an

Phòng ăn lầ nơi đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, hơn nữa đây còn là nơi mà những câu chuyện, những chia sẻ của các thành viên được giãi bày. Vì vậy, những loại hoa cây cảnh bài trí ở đây cần tạo được cảm giác ấm cúng, gần gũi, thoải mái và vui vẻ.

Khi trang trí hoa cây cảnh trong nhà ở phòng ăn nên lưu ý đến tình trạng sinh trưởng, hình dáng, màu sắc của hoa cây cảnh, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.

4. Phòng ngủ:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-phong-ngu

Phòng ngủ là nơi rất quan trọng trong việc phục hồi lại thể trạng sau một ngày dài làm việc, không những thế đây còn là nơi tạo cảm giác yêu thương, chia sẻ cho vợ chồng. Vì vậy, hoa cây cảnh bài trí trong phòng ngủ cần đạt những tiêu chí nhất định như: tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng; màu sắc gợi nên một chút riêng tư, thầm kín, gợi cảm; đặc biệt là cây không gây hại cho sức khỏe; mùi hương không quá đậm mà chỉ nhẹ nhàng hấp dẫn.

5. Nhà bếp:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-nha-bep

Thường thì nhà bếp là nơi mà các nữ gia chủ có mặt thường xuyên nhất, không khí trong nhà bếp khá ngột ngạt và nhiều loại mùi hương của thực phẩn, hơn nữa những đồ dùng trong bếp thường lỉnh kỉnh và lặt vặt dễ tạo cảm giác bối rối. Do đó, khi chọn hoa cây cảnh bài trí nơi đây cần chọn những loại có tác dụng hút mùi cao, lá to và thân cột vững chắc. Điều này sẽ làm cho không khí được thoáng mát, khử bớt mùi thức ăn và tạo cảm giác cân bằng với sự lỉnh kỉnh của đồ vật trong bếp. Màu sắc của cây cũng khá quan trọng, phải tạo được sự tập trung và điềm tĩnh cho người làm bếp để nấu ra những bữa ăn ngon.

6. Phòng tắm:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-phong-tam

Nhà tắm là nơi hoàn toàn cá nhân, vì vậy nên chọn những chậu hoa cây cảnh nhỏ và phù hợp với cá tính riêng của gia chủ. Nếu là nhà tắm chung cho không gian lớn của ngôi nhà thì nên chọn những loại cây thân cọc không quá lớn để tạo cảm giác an toàn và riêng tư. Đặc biệt lưu ý, những loại hoa cây cảnh bài trí trong phòng tắm cần phải là cây có sức sống và chịu cớm nắng tốt.

  7. Cầu thang – giếng trời:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-cau-thang

Cầu thang hay chân cầu thang, giếng trời thường là yếu điểm trong phong thủy nhà ở thường thì gia chủ bố trí tiểu cảnh để khắc phục. Tuy nhiên, với một số ngôi nhà không làm được điều này thì hoàn toàn có thể dùng hoa cây cảnh để khắc phục nhược điểm đo. Nên lựa chọn những loại cây cảnh thân trụ to, nhiều lá đặt ở chân cầu thang để tạo cảm giác an toàn và che đi góc khuất của cầu thang. Trên bậc lên xuống thì nên bài trí những chậu cây cảnh nhỏ, lá và thân mềm để tạo cảm giác uyển chuyển cho lối đi.

     8. Hành lang:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-hanh-lang

Hành lang thông giữa các không gian trong ngôi nhà cũng là nơi lưu thông chính của những dòng khí, dòng năng lượng trong không gian nội thất. Gia chủ nên chọn những loại cây mang tác dụng lưu thông không khí tốt, màu sắc không quá rực rỡ. Nếu là hành lang nhỏ thì nên chọn cây thẳng, thân trụ nhỏ đê tạo cảm giác rộng cho lối đi. Nếu là hành lang rộng thì chọn cây có nhiều lá xum xuê, thân mềm mại để lưu thông các dòng khí tuần hoàn hơn.

  9. Ban công, cửa sổ:

chau-hoa-trang-tri-voi-phong-thuy-ban-cong

Ban công hay cửa sổ cũng là nơi đón các dòng khí, dòng năng lượng và không gian nội thất. Nếu là ban công thì nên chọn những loại cây thân gôc to vững chắc và mang ý nghĩa tài lộc, bên cạnh đó cũng nên trang trí thêm một số chậu hoa nhỏ treo hay đặt song song với tường để tăng thêm sự hài hòa cho không gian thẩm mỹ. Nếu là cửa sổ thì nên bài trí những chậu hoa nhỏ xinh, nhiều màu sắc và tươi tốt để tăng thêm thẩm mỹ và vượng khí cho ngôi nhà.

Cửa hàng Trang Trí Ban Công Nam Phong – Thành Hoài, Số 585, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

[highlight color=”red”]Hotline: 090.344.9185[/highlight]
%d bloggers like this: