Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa cúc indo (cúc nữ hoàng) cho hoa nở đẹp nhất

  1. Kỹ thuật trồng hoa cúc

 

Mật độ, khoảng cách trồng: Đối với cây ra hoa cúc 1 bông/cây thì khoảng cách trồng là 12 x 15cm (400 cây/ha).

Đối với giống hoa cúc trung bình thân bụi trồng khoảng cách 20 x 30cm (150.000cây/ha). Hoa nhỏ cần tỉa tán nhiều lần để tạo dáng cây thì trồng với khoảng cách 50 x 60cm (34.000 cây/ha).

Tiêu chuẩn cây hoa cúc đem trồng: – Là những cây xanh tốt khoẻ mạnh, có bộ rễ phát triển.

Phân loại cây hoa cúc trước khi trồng, các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành một luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác.

Cách trồng như sau:  Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc rác che phủ gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.

 

  1. Cách chăm sóc hoa cúc indo

Cây sẽ phát triển mạnh nhất và cho nhiều hoa nhất khi điều kiện là có ánh nắng mặt trời và tất nhiên cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nước.

 Tưới nước: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70-75%.

+ Bón phân:Ngoài lượng phân bón lót cho Cúc trước khi trồng phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây.

 

– Dùng phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hòa loãng với nước và cho thêm phân hóa học vào để tưới thúc cho Cúc: Theo tỷ lệ 1:3 + 50g đạm urê tưới vào gốc cây. Sau khi tưới xong tưới lại bằng nước lã để rửa những giọt phân bám dính đọng lại trên lá cây.

 

+ Làm cỏ, vun xới:Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo.

+ Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

 

+ Làm cọc, giàn: Khi Cúc cao 25 cm làm giàn giữ cây. Có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây ni lông, hoặc dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1-3 cây, nâng dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không ngả nghiêng.

 

+ Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung; tăng, giảm nhiệt độ hoặc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng như: GA3, C sủi …

Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu chính hại Cúc:

Rệp muội: Rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.

Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.

Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng… lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1-0,15%…

 

* Bệnh hại hoa Cúc:

Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Hầu hết các bệnh trên cây Cúc là do nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ… Cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.

Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân…

 Thu hoạch:

Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước vào gốc để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước.

Thời gian cắt hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, trời khô ráo không mưa. Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài.

%d bloggers like this: